Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

PHƯƠNG PHÁP CHỌN MUA VÀ BẢO QUẢN ĐỒ PHA LÊ.

Hiện nay pha lê đã trở thành món đồ ưa thích của nhiều gia đình, không những thế nó còn trở thành một món quà tặng nhau rất ý nghĩa bởi bên cạnh vẻ sang trọng, tinh tế, pha lê còn tượng trưng cho vẻ đẹp hoàn mỹ và sự “sành chơi” của người sở hữu chúng.

Phương pháp chọn mua và bảo quản đồ pha lê.
  1. 1.  Phương pháp chọn mua
Hiện nay pha lê đã trở thành món đồ ưa thích của nhiều gia đình, không những thế nó còn trở thành một món quà tặng nhau rất ý nghĩa bởi bên cạnh vẻ sang trọng, tinh tế, pha lê còn tượng trưng cho vẻ đẹp hoàn mỹ và sự “sành chơi” của người sở hữu chúng.
Nhiều người không sành về hàng pha lê cũng hơi đắn đo khi bước chân vào cửa hàng pha lê vì sợ mình mua phải hàng thuỷ tinh “nhái” pha lê. Tuy nhiên, không thể có sự nhầm lẫn tệ hại như vậy bởi thuỷ tinh thường nhẹ hơn rất nhiều so với pha lê. Thuỷ tinh mỏng còn pha lê thì lại dày do pha ô xit chì, khi đưa ra ánh sáng có độ tương phản cao, ở các đường mài rãnh sâu ta có thể nhìn thấy ánh bạc phát ra từ đó.

Đối với pha lê thì vẫn chưa có máy móc hoặc tiêu chuẩn nào cụ thể, để phân biệt hạt cao cấp và hạt bình dân. Vì những hạt pha lê bình dân khi mới cũng rất bóng và chiếu sáng chỉ khi để cạnh một viên pha lê cao cấp thì chúng ta mới có thể thấy được sự khác biệt. Để phân biệt pha lê cao cấp và bình dân thì tiêu chuẩn về độ bóng và độ chiếu sáng vẫn được chú trọng. Hạt pha lê thường rất dễ bị trầy xước, bị mờ, vì vậy sau một thời gian sử dụng thì bề mặt của những viên pha lê mờ dần và mất độ chiếu sáng. Đối với những hạt pha lê có kích cỡ lớn thì dễ nhận biết hơn nhờ những mặt cắt, giống như kim cương, những hạt pha lê càng nhiều mặt cắt độ chiếu sáng sẽ linh hoạt hơn và giá cả cũng càng cao.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hạt pha lê. Loại pha lê đẹp nhất là pha lê Swarovski của Áo, tiếp theo là pha lê của Tiệp. Ngoài ra còn có pha lê Trung Quốc….
Nhiều loại, song không phải ai cũng có thể phân biệt được các loại pha lê với nhau, nhất là người tiêu dùng. Vì vậy, nhiều nơi sẵn sàng bán pha lê Tiệp với mác pha lê Áo, hay pha lê Trung Quốc là pha lê Tiệp…

– Pha lê Áo luôn sáng bóng, luôn có sắc cầu vồng trong hạt. Sắc cầu vòng đặc biệt rõ với những màu nhạt như Crystal, Ligth Rose, Ligth Peach, Violet… Độ bắt sáng của pha lê Áo cao, rất nhạy với ánh sáng lạnh. Độ đều của hạt rất cao, ít có hạt bị lỗi. Với loại pha lê của Swarovski, bạn càng sử dụng pha lê càng sáng bóng. Về trọng lượng, pha lê Áo cũng nặng hơn các pha lê khác.

– Pha lê Tiệp cũng có sắc cầu vồng nhưng không được rõ. Chỉ có thể phát hiện ở những màu nhạt. Hạt pha lê Tiệp không được đều bằng pha lê Áo. Tuy nhiên, độ chênh lệch không cao.

– Pha lê Trung Quốc không được sắc nét bằng hai loại trên. Với loại thủy tinh “nâng tầm”, điều này càng dễ nhận thấy. Pha lê Trung Quốc nhanh bị mờ sau một thời gian sử dụng, với những loại pha lê AB (còn gọi là pha lê nhũ hay pha lê ánh), lớp tráng bên ngoài sẽ nhanh bong nếu hạt bị cọ xát với vật khác. Hạt pha lê Trung Quốc thường không đều nhau và chỉ cần nhìn qua cũng có thể phân biệt được, do số lượng hạt chệnh lệch nhau khá nhiều. Ngoài ra, pha lê Trung Quốc cầm cũng nhẹ tay hơn loại khác.

Tuy nhiên, việc nhận biết pha lê hiệu quả nhất là so sánh các loại với nhau. Để tránh mua nhầm bạn nên mua pha lê tại những nơi bán hàng có uy tín.

2. Phương pháp bảo quản

Không giống như kim cương, các loại đá quý hoặc ngọc trai, pha lê rất dễ sử dụng và cũng rất dễ để bảo quản. Khi đã sở hữu được một sản phẩm pha lê thì điều quan trọng để giữ được độ sáng, bóng của pha lê thì người dùng phải chú ý tới cách bảo quản.

Sau một thời gian sử dụng, gạt tàn, bình hoa ,ly tách….làm bằng thủy tinh pha lê  nhà bạn thường ố và mờ, không trong vắt như trước nữa dù bạn vẫn rửa bằng nước rửa bát.
Để chúng sáng bóng lại như mới, bạn hãy rửa bằng nước nóng “hơi ấm” và ngâm qua nước rửa bát một lúc rồi tráng bằng nước có pha giấm. Bạn cũng có thể ngâm đám cốc ố đó vào nước pha dấm (hoặc có vắt chanh)rồi dùng vải mềm kỳ cọ. Sau đó lau khô bằng khăn bông mềm, để phơi ở nơi thoáng mát, không phơi ra ánh nắng mặt trời .

Với chai lọ thủy tinh, bạn  khó cho cả bàn tay qua miệng chai để lau rửa bên. Vậy hãy cho vào đó một ít gạo, nước nóng và lắc thật mạnh, những vết bẩn lâu ngày sẽ “bay đi”.
Chúng ta thường làm rời, gẫy bầu ly rượu với đế của nó, vì vậy khi rửa chúng ta nên cầm vào bầu ly không cầm vào đế, bởi đế mảnh, dễ gẫy. Trong lúc lau khô không cầm trực tiếp miệng ly vì nó sẽ để lại dấu vân tay, nên cầm ở chân ly, để kiểm tra kết quả bạn nên hướng vật về phía ánh sáng để nhận ra vết bẩn còn lại .

Với những cửa kính bằng thủy tinh, mặt gương có vết bẩn do dấu tay dính mồ hôi chạm vào, bạn hãy xoa lên đó bằng các lát khoai tây tươi. Mặt gương, kính sẽ sáng và bóng lại.
Những chiếc gạt tàn thuốc lá bằng thủy tinh dùng lâu ngày sẽ đọng lại một lớp cáu bẩn cực kỳ cứng đầu. Bạn hãy ngâm nó một chút, rồi dùng vải tẩm nước muối thật đặc để lau.

Đặc biệt với những đồ dùng pha lê, cần lau rửa cầu kỳ hơn, nhất là nếu nó có nhiều khe kẽ. Bạn hãy bôi kem đánh răng và kỳ cọ bằng bàn chải đánh răng mềm, sau đó rửa lại bằng nước pha dấm. Chẳng hạn lọ hoa có nhiều rãnh, nên dùng bàn chải lông mềm chải cho sạch. Riêng các bình chưng hoa, lâu ngày có thể bị vết cặn và mờ thì dùng giấm tẩy rồi sau đó rửa lại bằng xà phòng..
Lưu ý:  Vệ sinh cẩn thận tránh việc va đập làm mẻ những góc cạnh của pha lê và sẽ làm tray xước bề mặt của mặt cắt ..

 Anh việt tiêp